Gỗ bị nứt bề mặt khi sấy gỗ .
Thường phát sinh ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sấy, trên mặt cắt tiếp tuyến các vết nứt thường xuất hiện theo chiều dọc. Do tốc độ bay hơi của nước trên bề mặt ván lớn hơn nhiều so với tốc độ dịch chuyển của nước từ bên trong gỗ ra bề mặt, do đó bề mặt của gỗ sẽ xuất hiện co rút trước so với bên trong, đồng thời cũng làm cho lớp bề mặt phải chịu một ứng lực kéo, khi ứng lực kéo này lớn hơn cường độ kéo theo chiều ngang của gỗ, thì bề mặt gỗ phát sinh hiện tượng nứt. Hiện tượng nứt bề mặt chủ yếu là do những nguyên nhân như nhiệt độ sấy của môi trường sấy quá cao hay độ ẩm của môi trường sấy quá thấp tạo thành. Nếu như gặp phải tình huống này, cần kịp thời điều chỉnh lại chế độ sấy, giảm thấp nhiệt độ cầu khô, tăng cao độ ẩm cho môi trường sấy, khi cần thiết có thể tiến hành phun hơi ẩm lên bề mặt gỗ.
Gỗ bị nứt trong khi sấy :
Nứt trong còn gọi là nứt tổ ong, là một trong những loại khuyết tật nghiêm trọng, nó thường phát sinh ở giai đoạn sấy cuối cùng. Do bề mặt gỗ bị cứng hóa, bên trong gỗ phải chịu tác dụng của ứng lực kéo lớn hơn so với cường độ kéo ngang của nó, nên phát sinh hiện tượng nứt trong. Đối với những loại gỗ dày, đặc biệt là gỗ lá rộng cứng có khối lượng thể tích lớn, tia gỗ khô , gỗ xẻ có nhiều các chất chứa bên trong ruột tế bào, như : gỗ lịch, gỗ tạc, gỗ chùy mộc ... đều rất dễ bị nứt khi sấy. Hiện tượng nứt trong của gỗ, cũng có khi phải cưa ra thì mới phát hiện được, loại khuyết tật này làm giảm đáng kể cường độ của gỗ, thậm chí là làm cho gỗ trở thành phế liệu. Để ng8n chặn hiện tượng nứt trong của gỗ, trong quá trình sấy cần định kỳ tiến hành xử lý ẩm, giảm thấm nhiệt độ sấy ở giai đoạn sấy sau cùng, hoặc là gỗ trước khi sấy có thể được thông qua xử lý biến tính.
Gỗ bị nứt đầu trong khi sấy :
Nứt đầu, do tốc độ bay hơi của nước ở phần đầu của gỗ nhanh hơn khoản 30-40 lần so với tốc độ bay hơi của nước theo chiều ngang thớ,do đó phần nước ở phía đầu của gỗ xẽ được bay hơi đầu tiên, đồng thơi tiến hành co rút đầu tiên, đối với loại gỗ sấy có chiều dài tương đối lớn, đặc biệt là gỗ lá rộng cứng hoặc ván có chứa phần lõi gỗ, thì trong quá trình sấy các ứng lực sẽ kết hợp với nhau lại với nhau tạo thành hiện tượng nứt đầu gỗ. Trong thực tế sản xuất, để ngăn chặn hiện tượng nứt đầu, khi xếp đống gỗ, thanh kê ở phía ngoài cũng cần được xếp bằng với đầu củ tấm ván, để làm giảm bớt diện tích bay hơi nước ở phía đầu của gỗ. Đối với những loại gỗ quý hiếm, có thể được quét lên phía đầu một lớp dung dịch để ngăn chặn sự bay hơi nước quá nhanh, như Paraffine hay nhựa đường chịu nhiệt
(Sưu tầm : tài liệu gỗ)
(Sưu tầm : tài liệu gỗ)