Lương Như Hộc (1420 – 1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, quê xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương, nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. 22 tuổi, ông đỗ Thám hoa, làm quan đến chức Thị lang, Gia trung thư lệnh và Đô ngự sử.
Về tên họ của ông, Bách khoa toàn thư Việt Nam ghi là Lương Nhữ Hộc, trong khi đó hai cuốn sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép là Lương NhưHộc [梁如鵠]. Hai quyển cổ thư này nhiều lần nhắc đến tên ông, như đoạn chép tháng 3 âm lịch năm Quang Thuận thứ 4 (1463) thời Lê Thánh Tông như sau:
Môn hạ hữu ty lang trung Hoàng Thanh mất. Ông (tức Lương Như Hộc - khi đó là Lễ Bộ tả thị lang) đã làm bài tán đề di tượng (tượng truyền thần) của Hoàng Thanh rằng: “Nói về đạo lý, thì uẩn súc bên trong được đầy đủ, thi thố ra ngoài được chu đáo; nói về bổn phận, thì làm con giữ hết đạo hiếu, làm tôi giữ hết đạo trung, từng trải thờ bốn triều vua, tiết tháo một lòng, trước sau không bao giờ thay đổi”.
Ông từng đi sứ nhà Minh hai lần vào các năm 1443 và 1459, cả hai lần đều chú ý đến việc in sách và học được nghề in mộc bản. Về nước, ông là người đầu tiên truyền dạy nghề cho dân hai làng Liễu Tràng và Hồng Lục quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông Tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.
Thực ra, cho rằng Lương Như Hộc là người đầu tiên truyền bá nghề in vào Việt Nam là không đúng, bởi trước đó, Phật giáo nước ta cũng đã khắc bản in kinh, đời Hồ Quý Ly (1400 – 1401) còn cho in tiền giấy, cho thấy kỹ thuật in ấn đã đạt đến trình độ cao. Tuy vậy, những cải tiến quan trọng của Lương Như Hộc trong in ấn đã giúp nghề này phổ biến. Nhờ đó, làng Liễu Tràng – Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được khắc và in ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) triều vua Lê Hy Tông.
Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là Tổ nghề của mình. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa Lương Như Hộc ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội từ ngày 13 đến 15 tháng 9 (âm lịch) hằng năm.
Đầu thế kỷ XX, những nghệ nhân của làng Liễu Tràng đã tham gia khắc in bộ tranh dân gian “Kỹ thuật của người An Nam” gồm 4.577 bức, do Henri Oger, một người Pháp, sưu tập. Ngoài vẽ về các nghề dân gian và đời sống hằng ngày của người Việt Nam, bộ tranh còn có hình các nhân vật lịch sử như Lương Như Hộc và Kỳ Đồng.
Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: Hồng Châu quốc ngữ thi tập; là người sửa chữa và duyệt lại bộ sách Cổ Kim thi gia tinh tuyển do Dương Đức Nhan sưu tập (gồm 5 quyển, 472 bài thơ của 13 nhà thơ các đời Trần, Hồ, Lê…).
Thành phố Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 1,43km, rộng 7,5m, điểm đầu giao với đường Tiểu La (phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu), điểm cuối giao với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ), theo Nghị quyết số 49/2006/NQ/HĐND ngày 22-12-2006 của HĐND thành phố về đặt tên đường ở Đà Nẵng.
Có điều, tên ông được ghi là Lương Nhữ Hộc theo Bách khoa toàn thư Việt Nam chứ không phải là Lương Như Hộc theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư như đã nói trên. (Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có đường đặt tên ông, nhưng là Lương Nhữ Học).
Về tên họ của ông, Bách khoa toàn thư Việt Nam ghi là Lương Nhữ Hộc, trong khi đó hai cuốn sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép là Lương NhưHộc [梁如鵠]. Hai quyển cổ thư này nhiều lần nhắc đến tên ông, như đoạn chép tháng 3 âm lịch năm Quang Thuận thứ 4 (1463) thời Lê Thánh Tông như sau:
Môn hạ hữu ty lang trung Hoàng Thanh mất. Ông (tức Lương Như Hộc - khi đó là Lễ Bộ tả thị lang) đã làm bài tán đề di tượng (tượng truyền thần) của Hoàng Thanh rằng: “Nói về đạo lý, thì uẩn súc bên trong được đầy đủ, thi thố ra ngoài được chu đáo; nói về bổn phận, thì làm con giữ hết đạo hiếu, làm tôi giữ hết đạo trung, từng trải thờ bốn triều vua, tiết tháo một lòng, trước sau không bao giờ thay đổi”.
Ông từng đi sứ nhà Minh hai lần vào các năm 1443 và 1459, cả hai lần đều chú ý đến việc in sách và học được nghề in mộc bản. Về nước, ông là người đầu tiên truyền dạy nghề cho dân hai làng Liễu Tràng và Hồng Lục quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông Tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.
Thực ra, cho rằng Lương Như Hộc là người đầu tiên truyền bá nghề in vào Việt Nam là không đúng, bởi trước đó, Phật giáo nước ta cũng đã khắc bản in kinh, đời Hồ Quý Ly (1400 – 1401) còn cho in tiền giấy, cho thấy kỹ thuật in ấn đã đạt đến trình độ cao. Tuy vậy, những cải tiến quan trọng của Lương Như Hộc trong in ấn đã giúp nghề này phổ biến. Nhờ đó, làng Liễu Tràng – Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được khắc và in ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) triều vua Lê Hy Tông.
Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là Tổ nghề của mình. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa Lương Như Hộc ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội từ ngày 13 đến 15 tháng 9 (âm lịch) hằng năm.
Đầu thế kỷ XX, những nghệ nhân của làng Liễu Tràng đã tham gia khắc in bộ tranh dân gian “Kỹ thuật của người An Nam” gồm 4.577 bức, do Henri Oger, một người Pháp, sưu tập. Ngoài vẽ về các nghề dân gian và đời sống hằng ngày của người Việt Nam, bộ tranh còn có hình các nhân vật lịch sử như Lương Như Hộc và Kỳ Đồng.
Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: Hồng Châu quốc ngữ thi tập; là người sửa chữa và duyệt lại bộ sách Cổ Kim thi gia tinh tuyển do Dương Đức Nhan sưu tập (gồm 5 quyển, 472 bài thơ của 13 nhà thơ các đời Trần, Hồ, Lê…).
Thành phố Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 1,43km, rộng 7,5m, điểm đầu giao với đường Tiểu La (phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu), điểm cuối giao với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ), theo Nghị quyết số 49/2006/NQ/HĐND ngày 22-12-2006 của HĐND thành phố về đặt tên đường ở Đà Nẵng.
Có điều, tên ông được ghi là Lương Nhữ Hộc theo Bách khoa toàn thư Việt Nam chứ không phải là Lương Như Hộc theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư như đã nói trên. (Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có đường đặt tên ông, nhưng là Lương Nhữ Học).