Mục đích của việc làm sạch bề mặt gỗ là chuẩn bị một bề mặt phôi trắng sản phẩm mộc sạch, bóng để trang sức, để thu được chất lượng trang sức tốt, tiết kiệm công sức, nguyên liệu, bao gồm làm sạch lông gỗ, bụi, khử dầu nhựa.
Bề mặt phôi trắng sản phẩm mộc thường dùng bào tinh và mài tiến hành chỉnh sửa bề mặt. Khi trang sức trong suốt, độ nhấp nhô bề măt của nhôi trắng phải dưới 30µm. Trên bề mặt gỗ đã qua chỉnh sửa, vẫn tồn tại sợi nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi bề mặt gỗ, gọi là "lông gỗ", khi đưa dung dịch chất màu lên làm cho gỗ trương nở rất mạnh, lông gỗ vốn nằm hoặc ép dính, mép cạnh rạn nứt rất nhỏ của bề mặt gỗ, mép cạnh của ống mạch thô.....bị trương nở và khô dựng đứng lên, làm cho bề mặt gỗ bị nhấp nhô. Khi nhuộm màu, dung dịch chất màu sẽ đọng lại ở lông gỗ, gần mép cạnh ống mạch gỗ, làm cho màu sắc không đồng đều. Khi lấp đầy ống mạch, các chất lấp đầy bám dính vào lông gỗ khó làm sạch, làm cho vân gỗ mờ. Khi trang sức, màng trang sức bị nhấp nhô, gây ra lỗ kim. Ngoài ra vết bào, sợi bị ép, bột gỗ còn trong ống mạch, cũng sẽ nổi lên gây ra hậu quả không tốt tương tự. Phương pháp loại bỏ lông gỗ có một số loại sau đây:
Dùng nước nóng 40 - 50°c làm ướt bề mặt gỗ, sau khi khô lông gỗ dựng đứng lên, sau đó dùng giấy nhám mịn mài nhẹ, loại bỏ lông gỗ. Phương pháp này còn có thể hiện rõ chất thấm keo; dùng dung dịch cánh kiến đỏ nồng độ 25%, hoặc dung dịch keo xương nồng độ 3 - 5% lên bề mặt phôi trắng, lông gỗ trương nở nhanh, khô nhanh, sau khi khô lông gỗ tương đối giòn, có thể mài đi. Dung dịch cánh kiến đỏ và keo xương chịu vào gỗ còn có thể làm vững chắc thêm các tổ chức của gỗ, ngăn ngừa chất phủ trong gỗ tếch,... có tính đẩy nước ra, cần sử dụng dung dịch 3 phần nước 1 phần amoniac quét lên bề mặt, rồi loại bỏ lộng gỗ. Phun quét sơn dán dính cạnh gỗ PU đã pha loãng, độ nhớt của nó khoảng 10s (BZ4, 20°C), hàm lượng khô 7 - 10%, sau khi khô triệt để, mài nhẹ loại bỏ lông gỗ, khi bóng của màng sơn mất đi là được. Ưu điểm của phương pháp này chất phủ có thể thấm vào trong tổ chức của gỗ, làm chắc thêm lớp mặt của phôi trắng, cho nên không khí trong gỗ khó trương nở, có thể ngăn chặn có kết quả màng phủ có lỗ kim và bọt khí, vì trong chất liệu phủ không có nước, cho nên không sây ra nứt và biến dạng gỗ, sẽ không làm cho ván lạng dán mặt bong ra. có thể ngăn chặn bám màu không đồng đều, khi lấp đầy lỗ mạch dễ lau sạch chất lấp lỗ mạch còn thừa bên ngoài ống mạch, hiện rõ nét đẹp của vân thớ gỗ. Vì thế, là phương pháp dùng để trang sức sản phẩm mộc cao cấp.
Phương pháp cán nhiệt xử lý bề mặt, trên bề mặt chi tiết bề mặt phẳng hoặc mặt hình, có thể dùng 2-3 rulô đường kính khoảng 180mm, nhiệt độ bề mặt khoảng 200°c tiến hành cán nhiệt,áp suất ép từ 0,4 - 2,5 Mpa , tốc độ nạp liệu từ 2 - 15 m/phút. Bề mặt sau cán nhiệt, khối lượng thể tích tăng lên, độ bóng bề mặt tăng lên rõ rệt có thể giảm lượng chất phủ dùng. Nếu bề mặt phôi trắng phun quét lên 1 lớp keo UF hoặc sơn gốc nitro, thì hiệu quả xử lý càng tốt.
Nguồn : Sách Công Nghệ Trang Sức Hiện Đại
Bề mặt phôi trắng sản phẩm mộc thường dùng bào tinh và mài tiến hành chỉnh sửa bề mặt. Khi trang sức trong suốt, độ nhấp nhô bề măt của nhôi trắng phải dưới 30µm. Trên bề mặt gỗ đã qua chỉnh sửa, vẫn tồn tại sợi nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi bề mặt gỗ, gọi là "lông gỗ", khi đưa dung dịch chất màu lên làm cho gỗ trương nở rất mạnh, lông gỗ vốn nằm hoặc ép dính, mép cạnh rạn nứt rất nhỏ của bề mặt gỗ, mép cạnh của ống mạch thô.....bị trương nở và khô dựng đứng lên, làm cho bề mặt gỗ bị nhấp nhô. Khi nhuộm màu, dung dịch chất màu sẽ đọng lại ở lông gỗ, gần mép cạnh ống mạch gỗ, làm cho màu sắc không đồng đều. Khi lấp đầy ống mạch, các chất lấp đầy bám dính vào lông gỗ khó làm sạch, làm cho vân gỗ mờ. Khi trang sức, màng trang sức bị nhấp nhô, gây ra lỗ kim. Ngoài ra vết bào, sợi bị ép, bột gỗ còn trong ống mạch, cũng sẽ nổi lên gây ra hậu quả không tốt tương tự. Phương pháp loại bỏ lông gỗ có một số loại sau đây:
Dùng nước nóng 40 - 50°c làm ướt bề mặt gỗ, sau khi khô lông gỗ dựng đứng lên, sau đó dùng giấy nhám mịn mài nhẹ, loại bỏ lông gỗ. Phương pháp này còn có thể hiện rõ chất thấm keo; dùng dung dịch cánh kiến đỏ nồng độ 25%, hoặc dung dịch keo xương nồng độ 3 - 5% lên bề mặt phôi trắng, lông gỗ trương nở nhanh, khô nhanh, sau khi khô lông gỗ tương đối giòn, có thể mài đi. Dung dịch cánh kiến đỏ và keo xương chịu vào gỗ còn có thể làm vững chắc thêm các tổ chức của gỗ, ngăn ngừa chất phủ trong gỗ tếch,... có tính đẩy nước ra, cần sử dụng dung dịch 3 phần nước 1 phần amoniac quét lên bề mặt, rồi loại bỏ lộng gỗ. Phun quét sơn dán dính cạnh gỗ PU đã pha loãng, độ nhớt của nó khoảng 10s (BZ4, 20°C), hàm lượng khô 7 - 10%, sau khi khô triệt để, mài nhẹ loại bỏ lông gỗ, khi bóng của màng sơn mất đi là được. Ưu điểm của phương pháp này chất phủ có thể thấm vào trong tổ chức của gỗ, làm chắc thêm lớp mặt của phôi trắng, cho nên không khí trong gỗ khó trương nở, có thể ngăn chặn có kết quả màng phủ có lỗ kim và bọt khí, vì trong chất liệu phủ không có nước, cho nên không sây ra nứt và biến dạng gỗ, sẽ không làm cho ván lạng dán mặt bong ra. có thể ngăn chặn bám màu không đồng đều, khi lấp đầy lỗ mạch dễ lau sạch chất lấp lỗ mạch còn thừa bên ngoài ống mạch, hiện rõ nét đẹp của vân thớ gỗ. Vì thế, là phương pháp dùng để trang sức sản phẩm mộc cao cấp.
Phương pháp cán nhiệt xử lý bề mặt, trên bề mặt chi tiết bề mặt phẳng hoặc mặt hình, có thể dùng 2-3 rulô đường kính khoảng 180mm, nhiệt độ bề mặt khoảng 200°c tiến hành cán nhiệt,áp suất ép từ 0,4 - 2,5 Mpa , tốc độ nạp liệu từ 2 - 15 m/phút. Bề mặt sau cán nhiệt, khối lượng thể tích tăng lên, độ bóng bề mặt tăng lên rõ rệt có thể giảm lượng chất phủ dùng. Nếu bề mặt phôi trắng phun quét lên 1 lớp keo UF hoặc sơn gốc nitro, thì hiệu quả xử lý càng tốt.
Nguồn : Sách Công Nghệ Trang Sức Hiện Đại
Link : http://www.gỗcaosuxẻsấy.vn/2015/05/lam-sach-be-mat-go.html