Liên hệ : 0968.970.650 gặp A. Trung - mua ván ghép - gỗ ghép, ván gỗ phủ veneer Xoan Đào, Tần Bì , Sồi ...
Ngày nay nhu cầu sử dụng gỗ và các sản phẩm từ gỗ (Chi tiết mộc, bàn
ghế gỗ, tủ gỗ, cửa gỗ, cầu thang gỗ, ... ) rất cao. Gỗ có rất nhiều ưu
điểm để thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho đời sống con người như:
+ Gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu và dễ trang sức tạo hoa vân bề mặt.
+ Cách điện, cách nhiệt, ngăn âm tốt, nhiệt giãn nở bé.
+ Nhẹ, khối lượng thể tích trung bình từ 0,5¸ 0,7g/cm3 nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nhất là vận chuyển thủy.
+ Gỗ mềm nên có thể dùng máy móc, công cụ để cưa xẻ, khoan bào, tách chẻ với vận tốc cao.
+ Dễ phân ly bằng hóa chất dùng để sản xuất giấy và tơ nhân tạo.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên gỗ có những nhược điểm rất cần được chú trọng như:
+ Sinh trưởng chậm, có nhiều khuyết tật tự nhiên, tính chất biến động tùy theo điều kiện sinh trưởng.
+ Hút ẩm và thoát hơi nước mạnh nên dễ bị cong vênh, biến hình, nứt nẻ, cường độ và các tính chất khác thay đổi.
+ Dễ bị cháy, dễ biến màu và dễ mục.
Ván gỗ là loại nguyên liệu thường được sử dụng trong việc sản xuất đồ gỗ, hiện tại có khá nhiều loại ván gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm gỗ .
- Ván ghép thanh hay còn gọi là gỗ ghép (ván gỗ được sản xuất từ việc nối ghép các thanh gỗ nhỏ thanh tấm ván phục vụ sản xuất đồ gỗ ) :
Ván ghép thanh được sản xuất từ gỗ tự nhiên cùng với công nghệ phát triển của chế biến gỗ nhằm nâng cao những tính chất cơ học và vật lý của gỗ để sử dụng trong sản xuất hàng mộc rất hữu ích cho quá trình sản xuất và phục vụ được nhu cầu sử dụng gỗ của người tiêu dùng.
Đồng thời quy trình sản xuất phải đơn giản, dễ thực hiện và hóa chất sử dụng phải có giá thành hợp lý, không gây độc hại cho người sử dụng và không làm biến đổi màu sắc của gỗ, có tính đa năng (vừa có tác dụng chống cháy vừa chống được nấm, mốc, mọt)
Sự hình thành và phát triển của ván ghép thanh
Ván ghép thanh là một loại sản phẩm ván nhân tạo xuất hiện từ rất sớm. Nhưng nó chỉ phát triển mạnh sau năm 1970. Vùng có khối lượng lớn nhất là Châu Âu, tiếp đó là Châu Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản là nước sản xuất ván ghép thanh nhiều nhất, sau đó đến Hàn Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam, ván ghép thanh chỉ mới phổ biến trong những năm gần đây, nhưng nó mang lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải trong phân xưởng xẻ, cành ngọn trong khai thác. Không chỉ dừng lại ở đó mà phạm vi sử dụng của nó được dùng rất rộng rãi như trong hội trường, phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, khách sạn... Và ván ghép thanh cũng có một số ưu điểm nổi bật như độ ẩm của ván thấp, cách nhiệt và cách âm tốt, bền, kích thước rộng, giá thành rẻ...
Đặc điểm tính chất của ván ghép thanh
Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, nên đồ mộc làm từ ván gỗ ghép thanh thích hợp với nội thất hiện đại. Nguồn gỗ khai thác rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, vì vậy sản xuất gỗ nhân tạo là hướng ưu tiên nhằm giải quyết nguyên liệu.
Ván ghép thanh (còn gọi gỗ ghép) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất và các sản phẩm khác.
Các cách thức gỗ ghép: song song, mặt, cạnh, … Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván, thị trường Nhật rất chuộng cách ghép này.
Đồng thời quy trình sản xuất phải đơn giản, dễ thực hiện và hóa chất sử dụng phải có giá thành hợp lý, không gây độc hại cho người sử dụng và không làm biến đổi màu sắc của gỗ, có tính đa năng (vừa có tác dụng chống cháy vừa chống được nấm, mốc, mọt)
Sự hình thành và phát triển của ván ghép thanh
Ván ghép thanh là một loại sản phẩm ván nhân tạo xuất hiện từ rất sớm. Nhưng nó chỉ phát triển mạnh sau năm 1970. Vùng có khối lượng lớn nhất là Châu Âu, tiếp đó là Châu Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản là nước sản xuất ván ghép thanh nhiều nhất, sau đó đến Hàn Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam, ván ghép thanh chỉ mới phổ biến trong những năm gần đây, nhưng nó mang lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải trong phân xưởng xẻ, cành ngọn trong khai thác. Không chỉ dừng lại ở đó mà phạm vi sử dụng của nó được dùng rất rộng rãi như trong hội trường, phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, khách sạn... Và ván ghép thanh cũng có một số ưu điểm nổi bật như độ ẩm của ván thấp, cách nhiệt và cách âm tốt, bền, kích thước rộng, giá thành rẻ...
Đặc điểm tính chất của ván ghép thanh
Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, nên đồ mộc làm từ ván gỗ ghép thanh thích hợp với nội thất hiện đại. Nguồn gỗ khai thác rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, vì vậy sản xuất gỗ nhân tạo là hướng ưu tiên nhằm giải quyết nguyên liệu.
Ván ghép thanh (còn gọi gỗ ghép) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất và các sản phẩm khác.
Các cách thức gỗ ghép: song song, mặt, cạnh, … Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván, thị trường Nhật rất chuộng cách ghép này.
Phân loại ván ghép thanh :
Ván ghép thanh được hình thành trên nguyên tắc sử dụng hợp lý gỗ nhỏ và khắc phục một số nhược điểm của gỗ cả về khuyết tật tự nhiên như mắt sống, mắt chết, gỗ nhỏ, gỗ xoắn…. Loại ván này có kết cấu tương đối đa dạng, song đặc điểm chung của kết cấu là ván được cấu tạo bởi hai phần chính: phần lõi và phần phủ mặt. Phần lõi có kết cấu đa dạng. Kết cấu của lõi có quyết định đối với từng loại ván. Phần phủ mặt là một hay nhiều lớp ván mỏng được dán phủ lên một hoặc hai bề mặt của ván lõi.
Lõi có thể là những thanh gỗ nhỏ ghép lại, đồng thời cũng có thể sử dụng các vật liệu khác như ván mỏng (ván bóc)…
Do sự đa dạng của kết cấu lõi nên có nhiều cách gọi khác nhau cho từng loại sản phẩm. Theo tiêu chuẩn BS 6100-1984, ván ghép thanh chia thành một số loại chủ yếu sau:
- Ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt.
- Ván ghép thanh khung rỗng.
- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ mặt.
* Ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt:
Sản phẩm thu được bằng cách ghép các thanh gỗ có kích thước nhỏ, ngắn lại với nhau nhờ chất kết dính. Loại sản phẩm này yêu cầu nguyên liệu có chất lượng tương đối cao, màu sắc đồng đều. Ở Việt Nam hiện nay thường sản xuất từ gỗ cao su, tràm bông vàng, thông….
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất cần có một số yêu cầu bắt buộc sau:
- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách.
- Phải đảm bảo độ khít kín khi xếp các thanh ghép.
- Độ ẩm thanh ghép MC = 8 ± 2 %
- Xếp các thanh kế tiếp nhau theo phương pháp đối xứng vòng năm.
- Lượng keo tráng 150 – 200 g/m2.
- Áp suất ép cạnh phụ thuộc vào chất lượng bề mặt thanh song song khoảng 8-10 kG/cm2.
* Ván ghép thanh lõi đặc có phủ mặt:
Sản phẩm thu được bằng cách dán ép các tấm ván mỏng (veneer) lên cả hai bề mặt của tấm gỗ ghép với sự tham gia của chất kết dính trong những điều kiện nhất định. Ván ghép thanh có phủ mặt chia làm hai loại: Blockboard và Laminboard. Hai sản phẩm này khác nhau chủ yếu về kích thước chiều rộng của các thanh thành phần để tạo nên ván lõi.
* Ván ghép thanh khung rỗng:
Sản phẩm thu được bằng cách dán ép các tấm ván mỏng (veneer) hoặc ván dán có chiều dày nhỏ lên các khung gỗ rỗng với sự tham gia của chất kết dính trong những điều kiện nhất định. Loại hình sản phẩm này chủ yếu dùng cho sản xuất đồ mộc, nên ở Việt Nam còn gọi là ván mộc.
Đặc điểm nổi bật của loại sản phẩm này là: chiều dày của sản phẩm lớn song khối lượng thể tích nhỏ, chính vì vậy rất thuận tiện cho quá trình gia công lắp ráp.
Một số ưu điểm chủ yếu của các loại ván ghép thanh:
- Nguyên liệu để sản xuất chủ yếu từ gỗ có kích thước nhỏ, độ bền cơ học thấp.
- Sản phẩm đồng đều về độ ẩm, đa dạng và ổn định về kích thước.
- Linh động khi liên kết và lắp ráp.
- Giá thành thấp (tính theo m3 sản phẩm) và tiết kiệm gỗ.
Tóm tắt về ván Ghép Thanh (gỗ ghép) :
Gỗ ghép thanh (ván ghép) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm nội thất khác khác.
Hiện nay, nội thất làm từ gỗ ghép thanh đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các đô thị lớn và các tỉnh công nghiệp phát triển. Gỗ ghép thanh có nhiều tính năng ưu việt mới như:Không bị mục mọt, không bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao. Tính ưu việt nổi trội hơn cả là ván ghép thanh được sản xuất chủ yếu từ khai thác gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng nên đây thực sự là một loại vật liệu thay thế hoàn hảo trong lĩnh vực vật liệu nội thất trong khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, đáp ứng được tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.
Gỗ ghép thanh (ván ghép) được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm nội thất khác khác.
Hiện nay, nội thất làm từ gỗ ghép thanh đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các đô thị lớn và các tỉnh công nghiệp phát triển. Gỗ ghép thanh có nhiều tính năng ưu việt mới như:Không bị mục mọt, không bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nên có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao. Tính ưu việt nổi trội hơn cả là ván ghép thanh được sản xuất chủ yếu từ khai thác gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng nên đây thực sự là một loại vật liệu thay thế hoàn hảo trong lĩnh vực vật liệu nội thất trong khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, đáp ứng được tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hình ảnh ván ghép - gỗ ghép thanh
Ván ghép - gỗ ghép phủ keo bóng
Ván Dăm :
Okal hay còn gọi là Ván dăm (PB) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)...
Ván dăm chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn so với MDF.
Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp,chống ẩm và trầy xước.
Cốt Ván dăm được chủ yếu được phủ nhựa Melamine (MFC) tạo thành nguyên liệu phục vụ trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Những nước sản xuất ván dăm nhiều trên thế giới là Malaysia, Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Australia.
Hình ảnh ván Okal
Ván Dán :
Gỗ dán là gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Gỗ dán không bị nứt lẻ trong điều kiện thông thường không bị mối mọt co ngót.
Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp,9 lớp, thậm chí là 11 lớp.Tại sao không có lớp gỗ chẵn ? Phải chăng người ta kiêng kị điều gì ???
Thì ra khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Ngày thường chúng ta trông thấy những tấm gỗ bị vênh, chẳng phải chúng đều vênh theo hướng ngang ư?Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.
Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.
Còn nếu dùng số lớp mỏng là chẵn thì tuy có một lớp ngang một lớp dọc, nhưng hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng sẽ không giống nhau, một lớp co theo hướng dọc, một lớp co theo hướng ngang, kết quả là hai mặt ngoài của tấm gỗ dán sẽ lớn nhỏ không đều nhau, hơn nữa do hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng không giống nhau, nên mất tác dụng kiềm chế lớp trung gian, vì vậy các tấm gỗ dán đều có số lớp gỗ mỏng là số lẻ.
Ván Sợi :
MDF (ván sợi) là loại ván sợi làm từ gỗ hay những nguyên liệu xơ gỗ xenlulô khác, tinh lọc thành sợi gỗ và tái tạo lại với keo được trộn vào trong nguyên liệu ở nhiệt độ cao. MDF có cấu trúc đồng nhất, bề mặt phẳng, trơn, chặt chẽ, không có vệt đen và vân gỗ.
Gỗ dán là gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Gỗ dán không bị nứt lẻ trong điều kiện thông thường không bị mối mọt co ngót.
Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp,9 lớp, thậm chí là 11 lớp.Tại sao không có lớp gỗ chẵn ? Phải chăng người ta kiêng kị điều gì ???
Thì ra khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Ngày thường chúng ta trông thấy những tấm gỗ bị vênh, chẳng phải chúng đều vênh theo hướng ngang ư?Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.
Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.
Còn nếu dùng số lớp mỏng là chẵn thì tuy có một lớp ngang một lớp dọc, nhưng hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng sẽ không giống nhau, một lớp co theo hướng dọc, một lớp co theo hướng ngang, kết quả là hai mặt ngoài của tấm gỗ dán sẽ lớn nhỏ không đều nhau, hơn nữa do hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng không giống nhau, nên mất tác dụng kiềm chế lớp trung gian, vì vậy các tấm gỗ dán đều có số lớp gỗ mỏng là số lẻ.
Hình ảnh Ván Dán
Ván Sợi :
MDF (ván sợi) là loại ván sợi làm từ gỗ hay những nguyên liệu xơ gỗ xenlulô khác, tinh lọc thành sợi gỗ và tái tạo lại với keo được trộn vào trong nguyên liệu ở nhiệt độ cao. MDF có cấu trúc đồng nhất, bề mặt phẳng, trơn, chặt chẽ, không có vệt đen và vân gỗ.
Ván gỗ phủ veneer :
Vật liệu nền sử dụng các loại ván gỗ được dán phủ lên bề mặt 1 lớp ván lạng , ván bóc nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho vật liệu phủ :
Ván ghép (gỗ ghép) phủ veneer Xoan Đào, Sồi, Tần Bì ....
Ván mdf phủ veneer Xoan Đào, Sồi, Tần Bì ....
Ván okal phủ veneer Xoan Đào, Sồi, Tần Bì ....
Hình ảnh ván ghép (gỗ ghép) phủ veneer Sồi
Hình ảnh ván ghép (gỗ ghép) phủ veneer Xoan Đào
Hình ảnh ván ghép (gỗ ghép) phủ veneer Tần Bì
Nguồn : Tổng hợp
Link tham khảo :
http://woodaccess.com
Link tham khảo :
http://woodaccess.com
http://ntwood.vn
http://www.goghep.xyz
http://www.goghep.xyz